Theo các chuyên gia ngoài các biện pháp trị liệu như: dùng mỹ phẩm, bắn laser….. thì một chế độ ăn hợp lý cũng góp phần đắc lực trong quá trình làm mờ tàn nhang. Vậy khi bị tàn nhang nên ăn gì, uống gì, không nên ăn gì tốt nhất?
Thực phẩm có ảnh hưởng tới nám, tàn nhang trên da không?
Làn da là cơ quan có diện tích lớn nhất của cơ thể con người, làn da giúp che phủ, bảo vệ cơ và tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Khi đưa thực phẩm vào trong cơ thể, dạ dày và ruột sẽ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Sau đó, dòng máu sẽ đưa các chất dinh dưỡng này phân bố đến toàn bộ phần da trong cơ thể.
Khi cơ thể được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, tức là da cũng nhận đủ dưỡng chất để phục hồi, tái tạo và duy trì chức năng. Với những người bị nám da, nếu thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì cũng làm tăng khả năng phục hồi da, giảm sự phát triển vết nám, giúp da trở nên tươi sáng và đều màu hơn.
Ngược lại, nếu làn da không được bổ sung đủ dưỡng chất thì có thể làm tế bào da dễ bị yếu đi, quá trình trị nám sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ăn gì để trị nám tàn nhang, ngăn ngừa nám hình thành?
Mời các bạn hãy bỏ túi ngay những loại thực phẩm tốt cho da nám, giúp giảm vết nám và hỗ trợ điều trị nám từ bên trong như sau:
1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Lão hóa da cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nám da, khiến cho tế bào da bị yếu đi, trở nên già nua và xấu xí. Vì vậy bổ sung các loại thực phẩm chống oxy hóa có thể nâng cao hiệu quả điều trị nám da, làm mờ vết nám và giúp cho da khỏe hơn.
Có thể kể đến một số loại thực phẩm như:
- Các loại hoa quả như việt quất, mâm xôi, nho, bơ, dứa, dâu tây, cam….
- Các loại rau củ như súp lơ, rau chân vịt, cải xoong, bắp cải, khoai lang, khoai tây….
- Một số loại hạt như hạt đậu đỏ, đậu đen, hạt óc chó….
2. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là dưỡng chất có lợi cho làn da đang điều trị nám, loại vitamin này giúp giảm nám sạm, chống oxy hóa mạnh (quá trình oxy hóa thường gây ra lão hóa da, làm tế bào da yếu đi và gây ra vết nám) và nhờ đó làm cho làn da trở nên tươi tắn, trẻ trung hơn.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin A mà bạn không nên bỏ qua:
- Rau củ có màu sắc đậm như cà rốt, bí đỏ, cải bắp, cà chua, ớt chuông, khoai lang…
- Các loại hoa quả như xoài, dưa hấu, chuối…
3. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị nám thì không thể bỏ lỡ thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Đặc biệt với vitamin B12 có tác dụng làm sạch, thúc đẩy quá trình đào thải chất bẩn hoặc hóa chất còn lại ở lỗ chân lông.
Gợi ý một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm:
- Lúa mạch, gạo lứt, và ngũ cốc không chế biến…
- Thịt gà, cá hồi, cá ngừ, thịt bò,
- Các loại hạt như hạnh nhân, lạc, hạt chia…
- Sản phẩm từ đậu như đậu nành và đậu phụ…
- Các loại sữa như sữa tươi, sữa chua.
4. Thức ăn tốt cho gan và tuyến giáp
Gan và tuyến giáp là hai bộ phận quan trọng giúp thải độc tố cho da, kiểm soát quá trình hình thành sắc tố da melanin. Nếu tăng cường chức năng gan và tuyến giáp có thể giúp hạn chế sự phát triển của sắc tố da.
Các thực phẩm tốt cho gan và tuyến giáp:
- Hoa quả như nho, chanh, táo, mâm xôi, bưởi, bơ…
- Các loại rau cải xanh, tỏi, rau muống, cà rốt…
- Đồ uống như cà phê, trà, nước atiso…
5. Hoa quả, rau xanh chứa nhiều Vitamin C
Vitamin C có khả năng ngăn chặn nám da tiến triển, phòng ngừa lão hóa da và giúp da sáng đều màu hơn.
Bạn có thể bổ sung vitamin C trong các thực phẩm:
- Trái cây như cam, quýt, kiwi, dứa, đu đủ, ổi, xoài, dâu tây…
- Rau củ: Súp lơ, cải xanh, cà chua, các loại khoai, rau mùi…
6. Thực phẩm giàu vitamin E
Thêm một “trợ thủ đắc lực” nữa cho làn da bị nám đó là thực phẩm giàu vitamin E. Thức ăn chứa vitamin E có khả năng ngăn chặn sự phát triển gốc tự do, cung cấp độ ẩm, duy trì cấu trúc ổn định cho da. Nhờ đó, giúp tăng hiệu quả trong quá trình điều trị nám.
Các đồ ăn chứa vitamin E:
- Dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu ô liu, dầu hướng dương…
- Thực phẩm, rau củ như cà chua, quả bí, ớt chuông…
7. Món ăn chứa hàm lượng cao vitamin D
Thực phẩm cung cấp vitamin D cũng rất cần thiết cho người đang bị nám da, chúng giúp da trở nên đều màu hơn, ngăn chặn nám da lan rộng và tăng cường sức đề kháng cho da chống lại tác nhân gây nám.
Bạn có thể thêm một số loại thực phẩm giàu vitamin D vào trong thực đơn hàng ngày như:
- Các món ăn từ cá: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trắm…
- Sữa và sản phẩm từ sữa, phô mai…
- Trứng gà, trứng cá, nấm…
8. Các loại đồ ăn chứa Omega 3
Thực phẩm có chứa hàm lượng cao axit béo Omega 3 đem lại một số tác dụng cho làn da bị nám như:
- Củng cố hàng rào bảo vệ da, nhờ đó làm giảm sự gây hại của tác nhân gây nám da (ánh nắng mặt trời, hóa chất…).
- Giữ ẩm cho da, phòng ngừa tình trạng nám sạm da.
- Thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương cho da bị nám.
Chị em có thể tham khảo những loại thực phẩm giàu Omega 3 như:
- Thịt gà, thịt lợn…
- Cá thu, cá hồi, cá ngừ, ca cơm, hàu…
- Hạt đậu nành, quả óc chó…
Nám da nên kiêng ăn gì để không bị nặng thêm?
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho làn da bị nám thì cũng có nhiều loại có thể làm tình trạng nám nám nghiêm trọng hơn, hoặc lan rộng hơn khiến cho việc điều trị khó khăn. Đặc biệt là với những người mới điều trị nám bằng laser hoặc lăn kim càng cần phải kiêng khem trong việc ăn uống. Vì thế, bạn nên kiêng những loại đồ ăn không lành mạnh như dưới đây:
1. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm giàu tinh bột có thể làm thay đổi nội tiết tố bất thường, trong đó có estrogen. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển sắc tố da gây nám (Melanin) và làm cho nám da nặng thêm. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để duy trì nội tiết tố luôn được ổn định.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột mà bạn không nên tiêu thụ là:
- Các loại bánh ngọt, bánh mì, bánh gạo, bánh quy…
- Mì hoặc mì ống.
- Kẹo, đồ uống quá ngọt (trà sữa, nước ngọt, nước tăng lực…).
- Khoai tây chiên.
2. Hải sản, đậu phộng và các thực phẩm gây dị ứng
Người bị nám da nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, bởi những loại đồ ăn này có thể nổi mẩn ngứa, tổn thương da và làm giảm sức đề kháng của da. Từ đó, làm tăng nguy cơ nám da tiến triển xấu đi.
Tùy theo mỗi người sẽ có thể dị ứng với một số thực phẩm nhất định. Nhưng nhìn chung, bạn nên đề phòng một số loại thức ăn có khả năng gây dị ứng như: hải sản, đậu phộng, đậu nành, cá, một số loại hạt (hạt bí, hạt óc chó, hạt hướng dương).
3. Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng cũng có thể gây hại cho da, làm tăng nguy cơ phản ứng viêm, giảm sức đề kháng của da trước các tác động từ môi trường. Một số loại đồ ăn cay nóng cần hạn chế tiêu thụ đó là những món có thêm gia vị cay như: ớt, hạt tiêu, tỏi…
4. Thực phẩm chứa chất kích thích
Thực phẩm chứa chất kích thích bao gồm: rượu bia, nước ngọt, cafe, nước chè… có thể làm giãn nở các mạch máu dưới da và đẩy các hắc sắc tố lên phần tế bào biểu bì ngoài cùng của da. Điều này làm cho nám da ngày càng trở nên đậm màu hơn hoặc lan rộng hơn. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có thể làm tăng quá trình lão hóa da, làm cho sắc tố gây nám da ngày phát triển mạnh hơn.
Do vậy, ngừng sử dụng loại thực phẩm này cũng là cách hạn chế nám da tiến triển nặng hơn.
5. Các loại đồ hộp chế biến sẵn
Các loại đồ đóng hộp (thịt hộp, cá hộp) hoặc thực phẩm chế biến sẵn (khoai tây chiên, xúc xích) có chứa nhiều hóa chất bảo quản, phẩm màu, hương liệu. Và những chất hóa học này có thể làm rối loạn nội tiết tố, kích thích tăng sinh sắc tố bất thường và tăng nguy cơ gây nám da nghiêm trọng hơn.
6. Trứng
Những người bị nám da nên kiêng tiêu thụ trứng, bởi trứng có thể làm nám da phát triển lan rộng hơn và khiến cho da không đều màu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải loại bỏ trứng hoàn toàn trong thực đơn của mình. Hàng tuần, bạn vẫn có thể ăn 1-2 quả trứng, nhưng đừng lạm dụng quá mức nhé.
7. Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt chó…) có thể khiến cho các vết nám mới trở nên trầm trọng hơn, màu sắc nám sẽ đậm dần hơn và chân nám ăn sâu hơn nên khó chữa trị. Và vì thế, đây cũng là loại thực phẩm không cần kiêng khi bạn đang bị nám.
Những lưu ý trong chế độ ăn cho người trị nám
Khi áp dụng chế độ ăn uống khi điều trị nám, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Điều này giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho da, tăng độ đàn hồi và khả năng phục hồi tổn thương cho da.
- Uống nước đầy đủ (khoảng 1.5 – 2 lít nước/ngày) để tăng cường thải độc, giúp da tươi nhuận và sáng đều màu hơn.
- Không sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích hoặc không lành mạnh như: rượu bia, cà phê, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ… vì chúng có thể làm nám da nghiêm trọng hơn.
- Nên lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon, ít qua chế biến hoặc đóng hộp sẵn.
- Ăn đủ bữa và đúng giờ để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng, duy trì nhịp sinh học tốt để giúp da trở nên khỏe mạnh hơn.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần duy trì chăm sóc da đúng cách, giữ tâm lý thoải mái để hỗ trợ. Cụ thể:
- Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF cao để và ngăn ngừa tình trạng nám trở nên trầm trọng hơn.
- Thói quen chăm sóc da lành mạnh: Thực hiện các bước chăm sóc da (tẩy trang, rửa mặt bằng sữa rửa mặt, thoa serum chống oxy hóa, thoa thuốc chữa trị nám, bôi kem dưỡng ẩm).
- Giảm căng thẳng mệt mỏi: Căng thẳng có thể kích hoạt sản xuất hormone làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn. Giảm căng thẳng bằng cách như thiền, yoga hoặc tập thể dục có tác dụng cải thiện tình trạng nám da rất tốt.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến dinh dưỡng cho người bị nám da, hy vọng bài viết ăn gì để trị nám da sẽ giúp được phần nào cho bạn trong hành trình điều trị nám của mình!